Cách sửa chữa máy lọc nước tại nhà ở Bình Dương
Khi sử dụng máy lọc nước, thường xuyên bạn sẽ phải đối mặt với những vấn đề nhỏ. Thông thường, trong tình huống này, bạn có thể cân nhắc gọi thợ sửa chữa. Tuy nhiên, cũng có những lỗi đơn giản mà bạn có thể tự mình khắc phục ngay tại nhà. Dưới đây là một số cách mà bạn nên nắm vững để tự thực hiện việc sửa chữa máy lọc nước tại nhà.
Trong tỷ lệ lên đến 95% những vấn đề xuất hiện khi sử dụng máy lọc nước, nhiều người thường nghĩ là do máy bị hỏng. Tuy nhiên, trong số này, có tới 20% trường hợp sau khi hết thời hạn bảo hành, việc không thay thế lõi lọc định kỳ có thể gây tắc nghẽn hoặc làm bẩn.
Nguồn nước sử dụng góp phần đến 70% nguyên nhân tạo ra tình trạng bẩn và tắc lõi lọc. Để giải quyết vấn đề này, bạn nên mua lõi lọc mới để thay thế hoặc có thể gọi thợ sửa chữa nếu bạn không biết cách thay lõi lọc.
Bài viết dưới đây từ chúng tôi được thiết kế nhằm hỗ trợ người dùng máy lọc nước trong việc tránh xa khỏi những rắc rối, hướng dẫn cách sử dụng đúng cách và đảm bảo sức khỏe cho gia đình bạn.
Một số lỗi thường gặp
Dưới đây là tổn hợp các lỗi về máy lọc nước và cách sửa chữa máy lọc nước tại nhà.
Van nước cấp: cấp nước đầu vào. Có hai trạng thái đóng và mở nguồn nước cấp. Máy không hoạt động bạn nên để ý tới van đã mở hay chưa
1. Lõi lọc số 1: Sợi PP, chặn những hạt có kích thước > 5 micro. Lõi quá bẩn nước không đi qua được bạn nên thay đi.
2. Lõi lọc số 2: Than hoạt tính, hấp thụ mùi vị, màu… ít khi bị bẩn so với lõi số 1, nên thay định kỳ khoảng 6 tháng ( đôi khi nguồn nước bẩn quá lõi số 2 cũng không tránh khỏi việc bị tắc)
3. Lõi lọc số 3: Sợi PP, chặn những hạt có kích thước > 1 micro. Nên thay định kỳ 6 tháng 1 lần.
4. Van áp thấp:
Kiểm soát nước đầu vào. Đây là công tắc sử dụng áp suất, chạy điện 24 V. Trong trường hợp nước yếu, mất nước… van sẽ tự động cắt điện vào máy bơm máy sẽ không hoạt động tránh tình trạng cháy máy bơm. Khi áp lực nước đủ van sẽ đóng và máy hoạt động.
5. Máy bơm:
Chạy điện 1 chiều – 24 V. Tạo áp suất nước cho màng RO ( áp lực khoảng từ 2,5kg đến 4kg nước)
6. Van áp cao:
Kiểm soát nước đầu ra. Đây là công tắc áp suất, chạy điện 24V. Trong trường hợp nước lọc ra đầy bình áp chứa nước van sẽ cắt điện vào máy bơm máy sẽ tự động ngừng chạy. Khi lấy hụt nước ở bình áp ra thì van sẽ đóng máy lọc nước tự động chạy.
7. Màng RO: trái tim cảu máy lọc nước RO. Nước đi qua màng này trở thành nước tinh khiết vô trùng.
8. Bình áp Còn gọi là bình chứa nước. Cấu tạo: thiết kế trong bình tựa như có một quả bóng chứa khí để tạo áp suất đẩy nước lên vòi. Khi nước tinh khiết được lọc sau màng RO sẽ được chứa vào đây. Áp suất bơm hơi khoảng 0,8 kg/cm2.
9. Van khoá bình tích áp: hai trạng thái khoá và mở. Thực tế sử dụng là luôn cần mở. Nên nếu máy chỉ mới chạy đã ngắt thì hãy xem bạn đã mở van chưa
10. Van thoát nước thải.
Van xả tự động, còn gọi là van Flow: Trong suốt quá trình lọc nước thải bẩn sẽ luôn chảy ra
Cách tự sửa máy lọc nước tại nhà
Như vậy, phía trên chúng tôi đã chỉ ro ra các thiết bị có trong máy lọc nước RO và nguyên lý hoạt động của từng chi tiết. Bạn đã có thêm cách sửa máy lọc nước tại nhà thật đơn giản.
Có thể suy ra những lỗi cơ bản có thể gặp mà không phải do máy hỏng:
– Máy bơm không chạy:
+ Bình chứa nước đầy: van áp cao cắt
+ Van nước cấp chưa mở: van áp thấp cắt
+ Nước quá yếu: van áp thấp cắt . Trong trường hợp này chỉ cần đấu tắt van áp thấp, máy hoạt động bình thường. Chú ý, trong trường hợp đấu tắt này, cần ghi nhớ bể nước nguồn đầu vào phảiluôn có nước nếu không có nước máy bơm sẽ chạy không nước sẽ bị cháy hỏng.
+ Tắc đường ống cấp, lõi quá bẩn tháo đường ống ra, xả bẩn. Tháo lõi lọc ra và thay mới.
– Nước thải ra rất mạnh, không có nước trong bình tích áp:
– Mở vòi lấy nước: Nước chảy ra chậm
+ Máy mới lọc, chưa có nước
+ Van đầu bình áp đang ở trạng thái khoá cần mở ra.